VoyForums
[ Show ]
Support VoyForums
[ Shrink ]
VoyForums Announcement: Programming and providing support for this service has been a labor of love since 1997. We are one of the few services online who values our users' privacy, and have never sold your information. We have even fought hard to defend your privacy in legal cases; however, we've done it with almost no financial support -- paying out of pocket to continue providing the service. Due to the issues imposed on us by advertisers, we also stopped hosting most ads on the forums many years ago. We hope you appreciate our efforts.

Show your support by donating any amount. (Note: We are still technically a for-profit company, so your contribution is not tax-deductible.) PayPal Acct: Feedback:

Donate to VoyForums (PayPal):

Login ] [ Main index ] [ Post a new message ] [ Search | Check update time | Archives: 12345 ]
Subject: Thảm sát trên đảo Trường Sa : ( I )


Author:
CSVN qua' ta`n a'c vo+'i da^n Vie^.t
[ Next Thread | Previous Thread | Next Message | Previous Message ]
Date Posted: 22:41:56 02/19/08 Tue

Chi mong sao nhung nan nhan trong chuyen di tim tu do nay khong phai la mot trong nhung nguoi hien nay ao gam ve lang , an choi tai VN hay hay cau ket lam an voi quy do !
Thảm sát trên đảo Trường Sa : Chuyện chưa bao giờ kể.( I )

Nguyễn Nhân Chứng

Tâm Thức Việt Nam
February 18, 2008



Câu chuyện sau đây được viết ra để tưởng niệm hơn 130 đồng bào trên “ghe ông Cộ” trên đường vượt biển t́m tự do đă bị cộng sản Việt Nam tàn sát dă man vào tháng Tư năm 1979 ở đảo Trường Sa, và cũng để gửi đến các con yêu quư của ba: Chí Dũng, Đông Nghi, T́ T́.

Trước khi vào chuyện:
Thời gian gần đây, dư luận đồng bào trong và ngoài nước vô cùng phẫn nộ trước nguồn tin Trung Cộng đă xả súng bắn vào ngư dân Việt Nam đang săn bắt hải sản chung quanh khu vực đảo Trường Sa thuộc lănh hải Việt Nam, gây thiệt hại về nhân mạng cũng như tài sản cho ngư dân Việt Nam, Đây không phải là lần thứ nhất Trung Cộng xả súng bắn vào ngư dân Việt Nam. Cách đây vài năm, Trung Cộng cũng đă xả súng bắn vào ngư thuyền Việt Nam khiến cho 8 người bị chết và nhiều khác bị thương, sau đó Trung Cộng c̣n ngang nhiên bắt giam nhiều ngư thuyền và ngư dân Việt Nam một cách trái phép vô cùng ngang ngược, bất chấp công pháp quốc tế về luật hàng hải. Đây là hai vụ điển h́nh nhất mà dư luận quốc tế có đưa tin và đề cập đến. Dĩ nhiên, là cón có nhiều vụ khác đă xảy ra nhưng không có người biết đến. Điều đáng để nói là: chính quyền Việt Nam đă không có lấy một hành động đáng kể nào được xem là để bảo vệ công dân của ḿnh trước các hành động man rợ của Trung Cộng. Thái độ nhu nhược và bất lực của chính quyền Việt Nam trước việc Trung Cộng bắn giết bừa băi dân lành đă bị đồng bào nguyền rủa.

Nhưng đâu có ai biết được một câu chuyện đă xảy ra cách đây 28 năm về trước, cũng tại quần đảo Trường Sa này. Một cuộc tàn sát man rợ khác đă diễn ra, máu đào loang thắm cả một vùng biển, xác người trôi vất vưởng làm mồi cho muôn loài cá. Cuộc thảm sát man rợ này đă diễn ra do chính bộ đội cộng sản Việt Nam , lực lượng trú đóng trên đảo Trường Sa ra tay thực hiện. Và..... nạn nhân là hơn 130 đồng bào vượt biển t́m tự do trên một con thuyền xuất phát từ thành phố Nha Trang. Trung Cộng là giống dân ngoại chủng luôn luôn có ư đồ xâm chiếm Việt Nam từ hàng ngàn năm nay. Trung Cộng bắn giết ngư dân Việt Nam cũng do bản chất xâm lăng, đồng thời muốn chứng tỏ thế nước lớn của ḿnh đối với Việt Nam . Thế nhưng, bộ đội cộng sản Việt Nam xả súng hàng loạt bắn thẳng vào chính những người cùng một ḍng máu, cùng một màu da, cùng một ngôn ngữ, mà họ gọi là đồng bào, chỉ v́ những đồng bào này đă bỏ nước ra đi v́ không chấp nhận một chế độ độc tài cộng sản. Hành động này của bộ đội cộng sản Việt Nam đă vượt qua mức tưởng tượng b́nh thường của con người. Hành vi tội ác này của cộng sản Việt Nam, ngày nay đă được đảng cộng sản xóa bỏ để trở thành quá khứ, và những người sống sót trên con tàu oan nghiệt đó trở thành những khúc ruột sa ngàn dậm theo chủ trương của đảng, cho dù những người này không và sẽ không bao giờ quên dược cái đêm kinh hoàng của tháng 4 năm 1979 của 28 năm về trước. Bộ máy tuyên truyền của đảng giờ đây đang cùng với những kẻ trở cờ thời cơ đang cùng nhau diễn xuất kịch bản “xoá bỏ hận thù, hướng tới tương lai” Người sĩ quan bộ đội cộng sản, người đă trực tiếp ra lịnh thẳng tay tàn sát đồng bào vô tội trên đảo Trường Sa 28 năm về trước, nếu c̣n sống, có lẽ giờ đây đă biến thành một tay tư bản đỏ giàu sang, và đang ngồi ở vị trí Ủy viên Trung ương đảng cộng sản Việt Nam.

Tác giả câu chuyện này xin được viết ra đây câu chuyện của 28 năm về trước, như một nén hương ḷng thắp muộn để tưởng nhớ đến hơn 130 đồng bào trên “ ghe ông Cộ “ những người bạn đồng hành của tác giả đă bất hạnh gục ngă trước những họng súng oan nghiệt của những người cuồng sát cộng sản Việt Nam. Những người c̣n may mắn sống sót sau cuộc thảm sát trên, nếu có dịp được đọc những ḍng chữ này xin hăy cùng nhau dành một phút để cầu nguyện cho những bạn đồng hành xấu số của chúng ta. Những kẻ theo Cộng sản là những kẻ cuồng tín, cuồng sát. Cho nên chúng mới xả súng bắn những người chạy đi, dù là đàn bà hay con trẻ, trong tay không tấc sắt. Dù chúng đổi tên, thay áo đại quân, vất nón cối, bỏ dép râu...

Nguyễn Nhân Chứng.

Chúa ơi cứu con với !
Tiếng thét đau thương, hăi hùng của người phụ nữ nằm sát cạnh tôi, cùng lúc với một ḍng nước ấm văng vào mặt đă khiến cho tôi phải lấy tay vuốt mặt ḿnh và bàng hoàng nhận ra toàn là máu, máu nóng đă ập vào mặt tôi từ người phụ nữ bên cạnh. Tôi ngẩng cao đầu lên một chút để nh́n sang bên cạnh, người phụ nữ đang oằn oại với vết thương một bên đùi vỡ toác do đạn xuyên phá, máu tuôn xối xả. Tôi xót xa nh́n người phụ nữ đang lăn lộn v́ đau đớn, nhưng cũng đành bất lực không cứu giúp ǵ được, v́ ngay bản thân tôi cũng đang nằm bẹp dí xuống sàn tàu để tránh đạn.

Đạn vẫn tiếp tục nổ, tiếng rên xiết, la hét, kêu gào, của những người bị trúng đạn quyện vào nhau tạo thành một thứ âm thanh hỗn loạn đến rợn người, âm thanh giữa biên giới của sự sống và cái chết chỉ diễn ra trong một cái nháy mắt, mới c̣n nghe rên la đó.... một loạt đạn tiếp theo đă ghim chặt vào thân người, lập tức tiếng rên la im bặt, một con người đă vĩnh viễn ra đi, những người khác tiếp tục rên la, chờ đợi loạt đạn tiếp theo cướp lấy mạng sống của ḿnh. Tôi tự nhủ thầm, muốn sống c̣n phải rời bỏ con tàu ngay lập tức. Tôi vùng dậy, và nhận ra con tàu đang ch́m dần từ phía sau của thân tàu, phía trước của con tàu đă bị đạn pháo bắn găy, đang chông lên trời. Trước mặt tôi, chung quanh tôi, máu thịt văng tung tóe, thây người nằm la liệt, một cảnh tượng hăi hùng mà tôi chưa từng chứng kiến. Thần kinh tôi tê cứng v́ sợ hăi khiến tôi muốn khụy xuống, nhưng bản năng sống c̣n của con người trong tôi bừng sống dậy, tôi lao ḿnh ra khỏi con tàu phóng xuống biển vừa lúc một cơn sóng biển chụp tới cuốn tôi rời xa con tàu. Thật là may mắn, tôi vừa rời xa con tàu th́ dường như cùng một lúc, một trái đạn pháo kích rớt chính xác ngay giữa con tàu khiến con tàu găy đôi và ch́m xuống biển, mang theo toàn bộ số người có mặt trên tàu lên tới trên 130 người.

Trên mặt biển bây giờ đă không c̣n thấy bóng dáng con tàu đâu nữa, thay vào đó là những vật dụng bể nát của con tàu, những tấm ván bể nổi trôi lềnh bềnh trên sóng nước. Xác người chết ! xác người chết trôi nổi quanh tôi, phụ nữ, đàn ông, con nít, già có, trẻ có. Tất cả, không một ai c̣n được toàn vẹn thân thể, không một ai c̣n sống cả..... Có lẽ tôi là người sống sót duy nhất c̣n lại của con tàu, ngoài tôi ra th́ chỉ c̣n lại toàn rặt là xác của người chết. Máu, là máu, từng vệt loang dài chảy ra từ vết thương của những xác chết, theo ḍng nước trôi quanh tôi. Thủy triều đang lên, tôi rùng ḿnh nghĩ đến đàn cá mập đói đang lẩn quẩn quanh đây chờ thủy triều lên cao sẽ theo mùi máu mà kéo đến, th́ cho dù tôi có c̣n sống th́ vẫn phải làm mồi cho đàn cá mập như những xác chết kia mà thôi! Tôi vươn tay cố gắng chụp lấy một mảnh ván để bám vào, tôi bám chặt vào mănh ván, nhắm mắt lại cầu nguyện, dọn ḿnh chờ chết, và trong cái khoảnh khắc tuyệt vọng đó tôi đă nghĩ đến gia đ́nh, nghĩ đến những người thân thương ruột thịt, đă không biết được rằng tôi đă bỏ thây giữa biển cả và làm mồi cho cá mập. Vĩnh biệt tất cả.

3 giờ sáng thành phố Nha Trang vẫn c̣n ch́m trong giấc ngủ, hàng trụ điện bên đường Nguyễn Thái Học tỏa ánh sáng mờ mờ, soi bóng tôi trên đường. Vai mang cái phao (loại ruột xe hơi được bơm căng lên) giả làm dân đi tắm biển sớm (đối với người dân Nha Trang th́ việc có người đi tắm biển vào lúc 3- 4 giờ sáng là chuyện thường) tôi rảo bước thật nhanh hướng về phía biển cho kịp giờ hẹn. Xuống tới băi cát, tôi đưa mắt nh́n quanh ḍ xét địa thế, băi biển vắng lặng không một bóng người, tôi yên tâm cởi bỏ áo ra chỉ mặc chiếc quần cụt, giả vờ làm vài động tác thể dục trước khi bước xuống nước. Từ xa, về phía biển có ánh sáng mù mờ của một chiếc thuyền câu đang tiến vào bờ, tôi lại đảo mắt nh́n quanh kiểm soát lần cuối trước khi rời băi cát. Bước xuống nước, tôi nhoài người bơi nhanh về hướng chiếc thuyền câu, trả lời đúng mật mă, một bàn tay vươn ra kéo tôi lên chiếc thuyền. Thuyền lướt nhẹ trên mặt biển hướng về “Ḥn Tre” cá nhân tôi th́ phải nằm sát xuống khoang thuyền không được ngồi dậy cho đến khi tới chỗ ẩn nấp ngoài đảo Ḥn Tre.

Ḥn Tre là một ḥn đảo lớn, nằm cách bờ biển và hải cảng Nha Trang khoảng chừng 6 cây số, cư dân trên đảo này rất ít chỉ chừng vài chục gia đ́nh, hầu hết đều sinh sống bằng nghề chài lưới. Nơi đây cũng là nơi ẩn nấp của các tàu thuyền và ngư dân mỗi khi gặp gió băo. Con thuyền chạy được chừng hơn tiếng đồng hồ th́ tới một cửa động nằm khuất sâu vào phía trong trên đảo Ḥn Tre, rất khó mà t́m thấy nếu không quen thuộc được địa h́nh nơi đây. Từ phía ngoài nh́n vào, tôi chỉ nh́n thấy một màu tối đen, bằng ánh sáng của cái đèn (pin) do người ngồi trước mũi soi sáng, chiếc thuyền câu từ từ lướt nhẹ vào động. Tôi được bỏ xuống đây để ẩn trốn chờ đêm đến sẽ ra “ tàu lớn “ một tốp 5 người đàn ông chạy ra đón tôi, ai nấy đều trần như nhộng, không mặc một thứ ǵ trên người ( sau này th́ tôi cũng như họ v́ không khí trong động rất oi bức khó chịu ) họ là những người đă đến trước tôi từ đêm hôm trước, cũng để chờ để ra tàu lớn. Trời đă sáng tỏ, nhưng từ phía bên trong động, chúng tôi nh́n ra bên ngoài cũng chỉ nh́n thấy được một vệt ánh sáng rất mờ, yếu ớt chiếu sáng vào trong động. Lúc này trong động chúng tôi cũng đă lờ mờ nh́n thấy được nhau, thật là một cảnh tượng sống động có một không hai mà trong cuộc đời của tôi đă được tận mắt nh́n thấy, 5 ông A Giam của thời kỳ hồng hoang, ăn lông ở lỗ, trên người không một mảnh vải che thân, đang đứng giữa một thạch động thiên nhiên th́ thào to nhỏ với nhau, v́ cứ sợ bên ngoài nghe được. Nhưng thật ra th́ có hét to lên cũng chẳng có ai người ta nghe thấy. Không khí trong động đă bắt đầu oi bức dần lên, tôi cũng phải lột bỏ cái quần cụt mang trên người để trở thành người tiền sử như những người khác. Qua câu chuyện, tôi được biết nơi đây là nơi cất giấu dầu chạy máy dùng cho chuyến vượt biển, mỗi ngày một ít số dầu tồn trữ được tăng dần lên theo với thời gian, và đây là giai đoạn chót cho nên 5 người họ đă ở lại luôn trong thạch động, chờ tối nay th́ sẽ chuyển sang tàu lớn. Tôi được chia cho một ít cơm với muối mè đă được vắt cục lại với nhau để đỡ đói chờ đêm đến ra tàu lớn, nằm ngả lưng trên mặt đá lởm chởm, tôi liên tưởng đến chuyến vượt biển đêm nay và cầu nguyện ơn trên cho mọi việc được thông suốt, nghĩ đến gia đ́nh, nghĩ đến tương lai không biết rồi sẽ đi về đâu, tôi bồi hồi tấc dạ. Đêm đến, ánh đèn pin từ cửa động chiếu ánh sáng vào, cùng với tiếng người nói chuyện với nhau. Rơ ràng là không phải những người trong ban tổ chức, mọi người nín thở chờ đợi, mọi người đều nằm ép sát ḿnh xuống mặt đá, không dám cử động mạnh, cũng may là từ phía ngoài nh́n vào th́ chỉ thấy một màu tối đen, nên chúng tôi đă không bị phát giác. Thời gian chờ đợi tưởng chừng như vô tận, sau cùng th́ nhóm người đó cũng bỏ đi, chúng tôi thở ra nhẹ nhơm. Một anh trong nhóm chúng tôi cho biết, đó là những người đi “soi mực” ban đêm và anh đoan chắc rằng họ chỉ vô t́nh đi lạc vào đây mà thôi. Vào khoảng giữa đêm th́ chiếc thuyền câu liên lạc đă trở lại thông báo cho biết là: tối nay không thể khởi hành được v́ có sự trục trặc do lư do an ninh. Mọi người lộ vẻ thất vọng, nhưng cũng đành phải nhận lấy phần lương thực cho ngày mai và tiếp tục chờ đợi. Thời gian chờ đợi trong thạch động dường như dài vô tận, chúng tôi chỉ có việc ăn xong rồi nằm hoặc đi lại cho giăn gân cốt, tṛ chuyện th́ hạn chế tối đa v́ lo sợ bị phát giác. Một ngày một đêm đă trôi qua, mọi người nôn nóng chờ tin từ con thuyền liên lạc, bóng đêm lại phủ đầy bên ngoài cửa động, con thuyền liên lạc đă trở lại và tiếp tục báo tin buồn vẫn chưa thể khởi hành được, chúng tôi nóng ruột thấy rơ, người đưa tin th́ chỉ làm nhiệm vụ đưa tin và chuyển lương thực cho chúng tôi xong th́ rút lui. Đêm thứ ba, bóng con thuyền đưa tin đă trở lại, lần này có vẻ hối hả hơn hai đêm trước, theo sau nó là ba chiếc thuyền câu khác nối đuôi nhau tiến vào thạch động, tôi đoán là giờ khởi hành đă tới. Quả đúng như tôi dự đoán, chúng tôi được lịnh “bốc” toàn bộ số dầu chạy máy lên bốn chiếc thuyền câu cùng với mọi người rời thạch động ra tàu lớn. Giây phút quan trọng đă đến, chúng tôi lần lượt chuyển hết số dầu lên thuyền, c̣n chúng tôi th́ nằm sát xuống thuyền bên trên được phủ một tấm nylon để che kín. Bốn chiếc thuyền câu theo hàng dọc lặng lẽ rời thạch động hướng về tàu lớn. Khoảng nửa giờ sau, chúng tôi đă cập được sát tàu lớn đang bỏ neo chờ chúng tôi.

“Tàu lớn” là một chiếc ghe đi biển của ngư dân, dài khoảng 15 thước, rộng chừng 3 thước, mà dân trong nghề đi biển gọi là “3 lốc đầu bạc”, dầu được chuyển cấp tốc và nhanh chóng lên tàu lớn, chúng tôi cũng đă lần lượt leo lên tàu lớn. Tàu nhổ neo, chạy ở vận tốc b́nh thường như là một chiếc tàu đánh cá b́nh thường khác đang hoạt động quanh đó. Tôi leo lên mui tàu t́m chỗ ngồi, tôi đă giật ḿnh kinh ngạc khi nh́n thấy toàn bộ số người có mặt trên tàu. Đông quá! Chỗ nào cũng có người ngồi chen chúc, nhưng rồi tôi cũng không lấy làm quan tâm cho lắm, miễn sao con tàu cứ tiếp tục hướng mũi ra khơi hướng về Philippines. “Tháng ba bà già đi biển” câu thành ngữ của những người hành nghề đánh cá, rất đúng trong trường hợp của chuyến vượt biển đêm nay. Mặt biển phẳng như gương, bầu trời trong vắt với muôn v́ sao lấp lánh. Sau khi đă bỏ xa khu vực đánh cá trong vùng, con tàu mở hết tốc lực hướng mũi ra khơi. Mặt trời đă ló dạng từ phía chân trời, trời đă dần sáng tỏ, từ trên mui tàu tôi có dịp quan sát rơ hơn toàn bộ khung cảnh trên tàu, điều khủng khiếp đập vào mắt tôi đầu tiên là mặt nước biển chỉ cách bẹ tàu có chừng non 1 thước, chứng tỏ con tàu đang bị khẳm v́ chở nặng, con tàu như đang oằn ḿnh trườn tới phía trước với sức nặng vượt quá mức cho phép. Trên khoang tàu la liệt là người, trước mũi, sau khoang, chỗ nào cũng có người. Nắng đă lên cao, tuy mới sáng sớm nhưng nắng giữa đại dương đă mang lại cái nóng khó chịu trong người rồi, vài người đă cởi áo ra cũng như tận dụng hết tất cả những ǵ khả dĩ có thể che nắng được để tránh cái nắng đă bắt đầu gay gắt. Chỗ duy nhất có thể tránh nắng được là cabin tàu đă được dành riêng cho gia đ́nh chủ tàu, các hầm tàu b́nh thường dùng để làm nơi chứa cá sau khi thu hoạch được, đă được gỡ bốc nắp hầm đi dùng làm nơi tránh nắng, nhưng có lẽ dưới hầm tàu không khí quá ngột ngạt oi bức nên cứ chốc chốc lại có người trồi lên để hứng lấy khoảng không khí trống trải trên tàu, có người leo lên khỏi miệng hầm th́ cũng có người lại chui xuống dưới hầm tàu, cái quy tŕnh “cắc cớ” này cứ thế mà tiếp diễn trong suốt cuộc di hành. Vài tiếng khóc của trẻ em đă nổi lên v́ khát nước, chủ tàu ra lịnh cung cấp nước uống cho mọi người, người lớn th́ được ba nắp “ bi đong “, con nít được gấp đôi trong ngày đầu tiên, cứ cách khoảng chừng 1 giờ đồng hồ th́ lại cấp tiếp cho con nít, người lớn th́ phải chịu nhịn lâu hơn. V́ ngồi trên mui cabin nên tôi đă nói chuyện được với gia đ́nh chủ tàu, theo như họ cho biết th́ chuyến đi đă bị gặp khó khăn do địa điểm bị tiết lộ ra bên ngoài bởi những người chung vàng cho chuyến đi, do đó thân nhân của những người này đă “canh me” rất sát chuyến đi. Đó cũng là lư do khiến chúng tôi phải chờ đợi trong thạch động hết hai ngày đêm, đêm thứ ba chủ tàu quyết định phải ra đi bằng mọi giá trước khi việc đổ bể. Tàu cập sát bờ biển nơi “kho gạo” để bốc người, số người dự trù chính thức là gần 60 người. Không ngờ, khi tàu cập vào bờ th́ người ở mọi ngơ ngách túa ra leo lên tàu, và v́ không muốn bị lộ nên chủ tàu đành phải chở hết số khách không có trong danh sách, sau khi kiểm soát lại th́ được biết là con số người đă lên đến hơn 130 người.

Trời đă vào chiều, gió thổi lạnh, một đàn cá heo “dolphin” bơi cập theo hông tàu trông rất đẹp mắt, mặt trời đỏ ối đang từ từ lặn xuống chân trời, bóng tối bắt đầu phủ xuống, con trăng thượng tuần treo lơ lửng trên đầu, bóng con tàu trông thật cô đơn giữa biển cả mêng mông, con người đă trở nên vô cùng nhỏ bé trước thiên nhiên, đâu đó văng vẳng tiếng cầu nguyện, lúc đầu nhỏ, sau to dần lên, và không hẹn hầu như mọi người trên tàu đều cầu nguyện theo tôn giáo ḿnh. Biển hoàn toàn vắng lặng, không có bóng một con tàu nào qua lại, không gian là một màu đen che phủ đến lạnh người, con tàu vẫn lầm lũi lướt tới, tôi được anh tài công người của chủ tàu đưa cho một “ tấm bạt “ loang đầy dầu mỡ để che lạnh, tôi cùng vài người khác quây quần phía bên trong tấm bạt cho bớt lạnh. Một ngày một đêm đă trôi qua trong an b́nh, mọi người thầm cảm tạ ơn trên đă che chở cho con tàu. Ngày thứ hai, nắng dường như gay gắt hơn, nắng như đổ lửa xuống những tấm thân đă rộp lên v́ bị phỏng nắng, tiếng con nít khóc vang trời. Nước ! Nước đă trở thành một thứ quan yếu bật nhất trên tàu, chủ tàu đă cử bốn thanh niên lực lưỡng đứng canh gác khu vực để nước. con nít được ưu tiên tăng lượng nước uống lên từ 6 nắp lên 8 nắp, nhưng người lớn th́ bị giảm xuống chỉ c̣n có một nắp mà thôi.

Ngày qua đi, đêm lại xuống, tiếng kinh cầu lại vang lên, thỉnh thoảng lại có tiếng nôn oẹ vang lên, đoàn lữ hành nằm dă dượi trân ḿnh hứng chịu khí hậu lạnh lẽo của đại dương về đêm. Ngày hứng chịu cái nắng khủng khiếp, đêm về lại phải đón nhận cái lạnh, chỉ mới có hai ngày mà những con người khốn khổ đă teo hóp lại, sức đề kháng dường như đă không c̣n nữa. Ngày thứ hai cũng trôi qua b́nh an, nhưng đoàn người th́ đă hoàn toàn đuối sức, ai nằm chỗ đó, phó mặc cho con tàu muốn đưa ḿnh đi tới đâu th́ đi. Trưa ngày thứ ba th́ sóng gió đă nổi lên, mặt biển đă không c̣n phẳng lặng nữa, gió đă nổi lên kéo mạnh từng cơn, bầu trời vần vũ, mây đen kéo về đen kịt, từ xa từng ngọn sóng bạc đầu đang kéo tới. Sóng to, gió mạnh, khiến con tàu chao đảo liên tục, từng cơn sóng cao vời bốc con tàu lên cao, nh́n xuống dưới là một hố sâu thẳm đến rợn người. Tôi cùng những người khác trên mui phải leo xuống khoang tàu, v́ quá nguy hiểm nếu cứ tiếp tục ở lại trên mui tàu. Đang ở giữa trưa mà tôi cứ ngỡ rằng là đang lúc chiều tối v́ bầu trời tối đen, chủ tàu trấn an mọi người rằng: ”Đây là chuyện thường thôi, chỉ là “gió Nam”, gió Nam th́ mấy người làm nghề biển coi như cơm bữa.” Hư thật ra sao không biết, mhưng mọi người đă quá hoảng sợ và trở nên nhốn nháo, khiến con tàu đă bị sóng nhồi chao đảo lại thêm tṛng trành như muốn lật úp. Chủ tàu phải hét lớn ra lịnh, không được nhốn nháo, nếu không muốn tàu bị lật th́ ai ở đâu ngồi đó. Con tàu chuyển ḿnh kêu răng rắc như muốn vỡ ra từng mảnh nhỏ, khiến mọi người đang lúc hoảng sợ càng thêm hoảng sợ, tiếng than khóc, tiếng gọi nhau vang lên thảm thiết, người ta dồn cục vào với nhau như để t́m sự che chở cho nhau. Mưa đă bắt đầu trút xuống, ngày càng nặng hột hơn, mưa giăng trắng xóa cả một khoảng không gian rộng lớn giữa đại dương, con tàu vẫn trồi lên hụp xuống tưởng chừng như muốn hất văng những thuyền nhân xuống biển. Con tàu đă phải chuyển hướng, không thể nào đi theo hướng đă định mà phải cập theo sóng để tránh cho tàu khỏi bị lật úp, người tài công chính của tàu, người nắm giữ sinh mạng của hơn 130 thuyền nhân, giờ đây đang gồng ḿnh ôm chặt bánh lái với sự giúp sức của hai người khác để giữ cho con tàu khỏi bị lật, giữ cho con tàu khỏi bị lật đă là một việc vô cùng khó khăn lắm rồi, việc nhận rơ phương hướng đă không c̣n được đặt ra nữa. Con tàu đă thật sự lạc mất phương hướng, mặc cho sóng gió đưa đẩy, mọi người chỉ c̣n biết cầu nguyện và phó mặc số mệnh vào sự may rủi mà thôi. Cơn băo vẫn tiếp tục quần thảo từ trưa đến tối, nhồi con thuyền xoay ṿng giữa cơn băo dữ, những người trên tàu giờ đây đa số đă phải chui vào hầm tàu để tránh khỏi bị hất văng xuống biển. Đến tối th́ cơn băo chấm dứt, mọi người ngoi ngóp ḅ dậy, may mắn thay suốt cơn băo dữ mọi người vẫn được b́nh an dù đă phải trải qua một ngày kinh hoàng khiến ai nấy không c̣n ḷng dạ nào nghĩ đến việc tiếp tục di hành thêm nữa. Có ánh đèn ! Có ánh đèn ! Một người la to, rồi nhiều người khác cùng la, cứ tưởng như là mơ. Nhưng quả thật, từ hướng bên phải của con tàu có ánh đèn leo lét khi ẩn khi hiện do sự trồi lên hụp xuống của con tàu. Tài công hướng mũi con tàu chạy thẳng vào nơi có ánh đèn, trông th́ gần, nhưng thật ra th́ tàu phải chạy gần hai giờ đồng hồ mới đến được. Càng đến gần th́ mọi người nhận ra đó là một ḥn đảo, đảo nhưng có ánh đèn, nghĩa là có người sinh sống trên đảo. Mọi người mừng rỡ quỳ tạ ơn trên đă dẫn dắt con tàu đến nơi b́nh an. Con tàu đang ngon trớn, bỗng nghe đánh..... ầm một tiếng lớn, tiếng máy tàu gầm rú liên hồi, anh tài công la lớn “Ghe mắc rạng”, anh tài công cố gắng bằng mọi cách để xoay chuyển con tàu nhưng đành bó tay đứng nh́n, nh́n mũi tàu ghếch cao ở phía trước, tôi đoán là con tàu đă “cưỡi” lên đá ngầm rồi. Từng đợt sóng mạnh mẽ đánh vào mạng tàu như muốn phá vỡ con tàu ra làm trăm mảnh. Nh́n vào phía trong đảo, thấy không c̣n xa lắm, từ chỗ con tàu gặp nạn vào đất liền khoảng chừng vài trăm thước. Phải rời tàu đi t́m phương tiện cấp cứu thôi, có người lên tiếng đề nghị. Thế là một số trai tráng khỏang chừng 20 người trong đó có tôi, t́nh nguyện rời tàu đi vào đảo t́m phương tiện cấp cứu, chúng tôi được quấn dây thừng thật chặt rồi lần theo đó mà vào chỗ nông hơn để đi vào bờ, thật may mắn là vào lúc đó thủy triều đang rút xuống cho nên chúng tôi có thể đi bộ vào đảo được, dưới chân tôi là muôn ngàn những con cầu gai cùng với các loại vỏ nghêu, vỏ ốc, mà tôi đă phải giẫm lên khiến cho ḷng đôi bàn chân bị cắt đứt ngang dọc, khiến đau rát buốt óc. Chúng tôi lần ṃ, nối đuôi nhau tiến vào đảo, đặt chân được lên băi cát trên đảo, chúng tôi nằm nhoài ra nghỉ lấy sức. Hồi tưởng lại cơn băo vừa qua, tôi vẫn c̣n hăi hùng và thầm cám ơn ơn trên đă che chở, bằng không có lẽ giờ này chúng tôi đă vùi thây giữa ḷng biển cả rồi. Lấy lại được sức, đoàn người tiếp tục bước sâu vào trong đảo, riêng tôi th́ c̣n quá mệt nên cũng chẳng vội vă bước theo họ. V́ lư do đó, cho nên tôi trở thành người cuối cùng ở sau chót của đoàn người. Bất ngờ, hàng loạt đèn pha từ phía trong đảo bật sáng chiếu thẳng vào chúng tôi. Có tiếng hô to..... ai đó, đứng lại, vào đây làm ǵ? Lúc đầu chúng tôi nghe không rơ v́ gió biển thổi cùng với tiếng sóng, hơn nữa họ lại nói tiếng Việt phát âm giọng Bắc khiến chúng tôi ngỡ là một thứ tiếng ngoại quốc, có thể là tiếng Phi. Chúng tôi đă vô cùng mừng rỡ v́ biết được ḿnh đă tới nơi chốn mà ḿnh muốn. Chúng tôi vừa đưa cả hai tay lên trời, vừa làm dấu cho họ biết rằng chúng tôi đến đây là do thiện chí và cứ thế tiếp tục bước tới. Nhưng càng đến gần th́ chúng tôi nhận ra rơ ràng là tiếng Việt chứ không phải là tiếng ngoại quốc. Có tiếng hô qua loa phóng thanh. Tất cả đứng lại..... nếu không sẽ bị bắn bỏ. Trời ạ...... chúng tôi đă lạc vào đảo của Việt Nam rồi! Chúng tôi lập tức đứng lại, hai tay vẫn đưa thẳng khỏi đầu, chúng tôi hội ư với nhau là: để qua mặt được họ, chúng tôi phải nói rằng tàu vượt biên do nhà nước tổ chức ra đi. Khi nói như vậy, chúng tôi ngầm hai ngụ ư: Thứ nhất, khi biết là chúng tôi ra đi do nhà nước tổ chức th́ họ sẽ t́m phương tiện giúp chúng tôi. Thứ hai, nếu không giúp được ǵ th́ họ cũng sẽ không làm khó dễ chúng tôi, trường hợp tệ lắm là họ sẽ bắt trở về đất liền để đi tù, trong trường hợp này th́ mọi người sẽ an toàn hơn cả. Giọng nói kia tiếp tục vang lên: Tất cả đứng yên tại chỗ đợi lịnh......Thời gian lặng lẽ trôi qua trong ngột ngạt.

XIN XEM TIE^"P PHA^`N ( II )

[ Next Thread | Previous Thread | Next Message | Previous Message ]


Post a message:
This forum requires an account to post.
[ Create Account ]
[ Login ]

Forum timezone: GMT-8
VF Version: 3.00b, ConfDB:
Before posting please read our privacy policy.
VoyForums(tm) is a Free Service from Voyager Info-Systems.
Copyright © 1998-2019 Voyager Info-Systems. All Rights Reserved.