Show your support by donating any amount. (Note: We are still technically a for-profit company, so your contribution is not tax-deductible.) PayPal Acct: Feedback:
Donate to VoyForums (PayPal):
[ Login ] [ Main index ] [ Post a new message ] [ Search | Check update time | Archives: 1, 2, 3 ] |
Subject: Giữa trời nước bao la | |
Author: vietnam tu do Author Host/IP: 211.30.170.228 |
[
Next Thread |
Previous Thread |
Next Message |
Previous Message
]
Date Posted: 23:44:18 05/08/04 Sat Giữa trời nước bao la tưởng năng tiến -------------------------------------------------------------------------------- sổ tay thường dân Ai lên nhắn hỏi bác Châu Cầu,, Lụt lội năm nay bác ở đâu? Nguyễn Khuyến -------------------------------------------------------------------------------- Lúc 10 giờ sáng ngày 5 tháng 9 năm 2001, một công dân Việt Nam, ông Nguyễn Thụ, nhận được giấy mời đến văn pḥng công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) "để bàn về an ninh quốc gia". Tại đây, ông được cho biết như sau: Có một số người đang tập hợp để chống tham nhũng.Chống tham nhũng là việc của Đảng và Nhà nước. Chúng tôi đề nghị cụ không nên quan hệ và tham gia..." (Nguyễn Thụ, "Kể Chuyện Lên Công An Quận"). [ đọc ] Đó là một lời "đề nghị" vô cùng lịch sự, nếu không muốn nói là lễ phép, dù mới nghe qua có vẻ như hơi giễu cợt. Nói là lễ phép v́ cùng ngày này có vài chục người khác nữa, cũng bị mời đến đồn công an với lư do tương tự, và không mấy ai được nghe những lời lẽ nhă nhặn và ôn hoà cỡ đó. Xin đơn cử một trường hợp khác, với một thứ ngôn ngữ và cung cách làm việc (hoàn toàn) khác:"Cuộc thẩm vấn chỉ xoay quanh vấn đề Hội Chống Tham Nhũng, nhưng tôi bị giữ tại cơ quan CA 3 giờ. Tôi hết sức bất b́nh v́ thái độ của các công an viên, đặc biệt là anh Tâm. Anh này có thái độ vô cùng xấc xược và vô văn hóa đến mức không tưởng tượng nổi. Lúc thả tôi, anh Tâm nói: - Tao tha cho mày v́ mày ốm yếu, chứ không tao đă bắt mày rồi. Nhưng tao cấm mày ra khỏi nhà. - Có văn bản pháp luật nào cấm tôi ra khỏi nhà không ? - Tao không cần văn bản nào cả. - Vậy là văn bản miệng à? - Đúng. Miệng tao là pháp luật. - Vậy th́ tôi vẫn cứ ra khỏi nhà nếu tôi muốn. - Tao sẽ bắt mày ngay nếu mày ra khỏi nhà, mày đừng thách tao. Tôi vô cùng phẫn nộ và ngạc nhiên trước thái độ của con người này (Lê Chí Quang,"Kịch Liệt Phản Đối Việc Bắt Giữ Khám Xét Những Người Chủ Trương Thành Lập Và Tham Gia Hội Chống Tham Nhũng"). [ đọc ] Tưởng cũng nên nói thêm (cho rơ) rằng chống tham nhũng là việc của Đảng và Nhà nước", "đề nghị" ông Nguyễn Thụ "không nên quan hệ và tham gia" là một lời nhắn nhủ - khách quan mà nói - hết sức chí t́nh, của công an Hà Nội. Tôi hy vọng rằng ông ta nhận thức được như thế, và sẽ "đi ra chỗ khác chơi ngay để cho Đảng và Nhà nước làm việc", nếu không cuộc đời của ông sẽ lôi thôi lắm (lôi thôi lâu và- không chừng - dám lôi thôi lớn) chứ chả phải đùa đâu. Trước đó không lâu, vào ngày 22 tháng 6, nhật báo Nhân Dân (phát hành từ Việt Nam) bất ngờ nhận được thư của ba độc giả cùng một lúc - cả ba đều là "Phật tử", và đều yêu cầu Ḥa Thượng Quảng Độ phải "giải tŕnh", nghĩa là giải thích, số tiền trên một triệu Mỹ Kim mà ngài đă nhận được từ hải ngoại, vào mùa lụt năm rồi! Cũng như ông Nguyễn Thụ, Hoà Thượng Quảng Độ (năm ngoái) cũng đă được khuyến cáo nhiều lần rằng việc chống lụt hay cứu lụt là việc riêng của Đảng và Nhà Nước - chớ có "đụng" vào. Tiếc thay vị tu sĩ này nhất định không nghe theo lời căn dặn của giới chức hữu quyền, cứ nằng nặc đ̣i chèo ghe đi "linh tinh" khắp nơi để phân phát tặng phẩm cho người hoạn nạn. Ba cái thư "độc giả" vừa nêu, với nội dung mà có lẽ ngay cả Phật Di Lạc đọc xong cũng phải ôm mặt khóc, là cái giá Hoà Thượng Quảng Độ phải trả cho công việc cứu trợ ("ngoài qui định") ông đă làm hồi năm trước. Đó cũng là lời cảnh cáo cho những kẻ đang có "âm mưu" xen vào việc cứu lụt, vào năm nay. Độc quyền chưa chắc đă là điều luôn luôn đáng phàn nàn. Xê ra chỗ khác cho những người có tài đức và có khả năng chuyên môn làm việc, thường khi, là chuyện rất nên. Câu hỏi đặt ra là Đảng và Nhà Nước CSVN đă chống tham nhũng và "chống" lụt hay cứu lụt ra sao? Cũng theo ông Nguyễn Thụ, qua bài viết đă dẫn th́ "từ hơn hai mươi năm nay, lấy mốc từ NQ /228 (mà cán bộ và nhân dân gọi đùa là "nghị quyết hai hai túm"), cho tới nay đă có hàng chục nghị quyết khác về chống tham nhũng: hết NQ14 sang NQ/15, rồi tới QĐ 240, lại ra NQ/45. Hết của Đảng tới Chính phủ... Có khác ǵ chống tham nhũng bằng mồm, bằng văn bản? Nạn tham nhũng vẫn cứ như ṿi bạch tuộc lộng hành khắp chốn khắp nơi." Cách "chống" lụt th́ có phần phức tạp hơn chút đỉnh. Giống như những trận lụt và băo nhiều lần trước, khi trận lụt năm nay mới bắt đầu th́ Văn Pḥng Thủ Tướng đă có biện pháp chống lụt bằng . một công điện - nguyên văn như sau:Văn pḥng chính phủ gửi công điện về đối phó với lũ hồi 19 giờ ngày 6 tháng 9 năm 2000 gửi Ban Chỉ Đạo Pḥng Chống Băo Lụt Trung Ương, Ủy Ban Nhân Dân các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, Tổng Cục Khí Tượng Thủy Văn, Đài Truyền H́nh VN, Đài tiếng Nói VN, Thông Tấn Xă Việt Nam, báo Nhân Dân về việc lũ trên sông Tiền và sông Hâu lên nhanh . .. Do đó Ủy Ban Nhân Dân các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long tập trung lực lượng chỉ đạo các cấp, các tổ chức di dời dân ở vùng ngập sâu, các khu vực sạt lở nguy hiểm đến nơi an toàn. Chủ động ứng phó kịp thời' (theo báo Tuổi Trẻ số ra ngày 7 tháng 6 năm 2000.) "Đọc lại công điện của Văn Pḥng Thủ Tướng gửi các tỉnh bị lụt ở miền Trung năm 1999, người ta sẽ thấy y một bản văn như vậy, không khác một dấu phẩy. Cứ như là ông Phan Văn Khải đă cho in sẵn công điện cho tiện, chờ khi nào có băo lụt là đề ngày và gởi đi."(Sông Lô. " Lụt Mỗi Năm Nào Riêng Năm Rồng". Việt Luận. 20 Sept. 2000 : 20) Miệng lưỡi của kư giả Sông Lô, nghe ra, dường như, có vẻ (hơi) mai mỉa. Mà có ǵ để mỉa mai cơ chứ? "In sẵn công điện cho tiện", nếu nói theo ngôn ngữ hướng đạo, gọi là "sắp sẵn"; hoặc, theo binh pháp th́ kêu bằng "cư an tư nguy" - thế thôi. Chứ năm nào mà không lụt, năm nào mà Văn Pḥng Thủ Tướng không phải gửi công điện đi để... cứu? Năm nay (thấy chưa?) nước cũng tràn đồng y như năm ngoái, và dâng cao mỗi lúc một nhanh giống hệt năm năm kia, rồi mọi thứ đều (sẽ) ch́m đắm trong biển nước tựa như năm ḱa hay năm kỉa. Những nông dân của vùng lũ lụt cũng lại lạnh tái tê, đói thảm thiết . giữa nước trời bao la ảm đạm. Trong hoàn cảnh này mà nghe hay đọc được công điện chống lụt (từ Văn Pḥng Thủ Tướng) th́ thiệt là an ủi và ấm ḷng biết mấy - dù "nội dung... y như năm ngoái, không sai một dấu phẩy" th́ cũng có sao đâu? Chớ biết làm sao khác nữa? Kế tiếp mới tới chuyện tổng kết thiệt hại (thê thảm) về tài sản, nhân mạng, và mùa màng. Sau đó Nhà Nước sẽ kêu gọi cứu trợ. Viện trợ cứu lụt là chuyện của những nhà nước khác, thuộc những quốc gia thù nghịch khác. Và chuyện ăn cắp, ăn xén, ăn bớt, ăn chận ... hay tham nhũng phẩm vật cứu trợ là chuyện của (một bộ phận -xin làm ơn in đậm ba chữ "một bộ phận" cho nó đàng hoàng) đảng viên tham ô và hủ hóa. Thế nào chính phủ cũng sẽ ra nghị quyết hay nghị định mới để chống lại chuyện này. (Mà không chừng th́ Đảng và Nhà Nước cũng đă in sẵn một mớ từ lâu rồi, chỉ cần thêm số và điền ngày tháng - y như công điện chống lụt - là xong). C̣n thiên tai (nói chung, chứ chả riêng chi băo lụt) là chuyện của... Trời. Trời kêu ai nấy dạ. Những kẻ vắn phần, trong hoàn cảnh khó khăn chung, th́ đành đợi nước rút rồi vùi sơ lấp vội cho xong. Người c̣n lại tiếp tục sống lai rai để chờ ... mùa lụt tới. Đại khái là như vậy. Ai cũng biết vậy. Vậy mà, kư giả Sông Lô lại không chịu như vậy. Thiệt là phiền hết sức. Trong phần kết luận của bài viết thượng dẫn, ổng c̣n bầy đặt (càm ràm) nói này nói nọ - như sau: "Máu chẩy ruột mềm, trong những thiên tai nhiều lần trước, hàng chục tỉ đồng đă được đóng góp để cứu giúp những nạn nhân cấp thời. Hàng trăm ngàn đô la cũng được những tổ chức quốc tế giúp đỡ. Sự giúp đỡ ấy là chiếc xe cấp cứu. Cần nhưng không phải là biện pháp duy nhất để "pḥng chống băo lụt". Một cá nhân, một gia đ́nh, sống bất kỳ đâu, và dù giàu hay nghèo, đều muốn có những chiếc xe cứu thương kịp thời, những khi cần. Nhưng một quốc gia, và nhất là nhà cầm quyền, nếu cứ trông chờ vào xe cứu thương th́ không thể giải thích được. Tinh thần ăn xin ấy là sự biến dạng của một thói quen nô lệ. Không may, dường như, thứ tinh thần ấy chỉ làm chột dạ những tấm ḷng biết tự trọng mà thôi." Cứ theo y như lời ông Sông Lô th́ chỉ cần dẹp những thứ xa xỉ như "tự trọng" và "tự ái" qua một bên là kể như ... khỏe. Coi như là êm chuyện và xong chuyện. Đời đâu có dễ sống dữ vậy, cha nội? Chuyện ăn xin không phải lúc nào cũng "giản đơn" như thế. Bộ tưởng hễ cứ gơ là cửa sẽ mở và cứ xin là thiên hạ sẽ cho sao? Xe cứu thương ở đâu ra mà lúc nào cũng sẵn dữ vậy? Theo bản tin của AP, được gửi đi vào hôm 3 tháng 9 năm 2001 th́ chỉ riêng tỉnh Đồng Tháp đă có120.000 người cần thực phẩm cứu trợ. Bản tin này cũng tường thuật lời của một viên chức địa phương, ông Lê Phước Sang rằng chỉ có 2.600 người trong số này được cấp phát mỗi nhân khẩu một số lượng thực phẩm trị giá $1.58 Mỹ Kim. Và ông kêu nài rằng "chúng tôi cần hơn như thế nhiều để nuôi những người đói".(We need much more than that to feed the hungry people). Kêu gọi, tả oán, xin xỏ . là điều thường được nghe từ Việt Nam - ngay cả những lúc mà nơi đây số lượng gạo xuất cảng cao nhất nh́ thế giới và hoàn toàn không có tai trời, ách đất ǵ cũng vậy. Bởi thế, bản của AP nếu có được (ai đó) lưu tâm th́ chắc cũng không lâu. Đă thế, tám ngày sau - ngày 11 tháng 9 năm 2001 - Hoa Kỳ bị khủng bố tấn công. Cả thế giới rúng động. H́nh ảnh những đứa bé thơ Việt Nam đang chấp chới giữa ḍng nước cuốn hay đang cú rũ ngóng chờ thực phẩm ở Cà Mau, ở Đồng Tháp, Rạch Giá, Cần Thơ ...bị xóa nḥa hẳn trong tâm trí của tất cả mọi người - kể luôn . người Việt. "Biến cố ngày 11 tháng Chín, một cách nào đó, đă làm lu mờ đi một phần cuộc đấu tranh v́ tự do tôn giáo và dân chủ cho Việt Nam gần đây là chuyện chẳng đặng đừng. Nó c̣n làm người (chúng) ta quên bẵng đi luôn cả chuyện lũ lụt mới đây nhất hiện xẩy ra, một lần nữa, tại miền Nam. Tin AFP trong ngày 22 tháng Chín cho biết người chết dă lên đến con số 146. Bản tin ghi lại theo một viên chức chính quyền là đă có gần 215.000 căn nhà bị ngập nước, hơn 237.000 trẻ em không đến trường được và thiết hại lên đến 30 triệu mỹ kim. Mực nước sông được ghi nhận c̣n tiếp tục dâng cao. Người ta vẫn chưa quên các cuộc lạc quyên lớn rầm rộ cứu trợ nạn lụt cũng ở miền Nam năm trước. Và người ta không khỏi ngơ ngác trước sự yên lặng lạ thường của năm nay. Có thể "xa mặt cách ḷng" là chuyện có thật chứ không phai đùa. (Lâm Văn Sang. "Sau Cơn Địa Chấn Khủng Bố." Việt Merury 28 Sept. 2001: 41 & 62). Số người "ngơ ngác" này (có lẽ) không nhiều đâu, và chắc chắn là không có những nhân vật thuộc hai ban đại diện cộng đồng của miền Bắc California. Cũng theo tường thuật của Lâm Văn Sang, qua bài báo tiên dẫn, cả hai ban đại diện cộng đồng đều đă gửi chi phiếu đến Hội Hồng Thập Tự để giúp nạn nhân của khủng bố. Số tiền của ban Đại Diện Cộng Đồng do bà Lan Hải gửi tặng là127.000 Mỹ Kim, và của ban đại diện cộng đồng do ông Phạm Quốc Hùng là 110.000 Mỹ Kim. Không ai "dám" mơ ước đến chuyện bà Hải và ông Hùng ngồi lại với nhau để đi đến thoả thuận là một trong hai ban đại diện sẽ gửi tiền để giúp nạn nhân băo lụt ở quê nhà, thay v́ cả hai đều dùng tiền vào việc cứu trợ nạn nhân khủng bố ở Hoa Kỳ. Việc trích một phần nhỏ số tiền, của từng ban đại diện, cho những nạn nhân băo lụt cũng không có nốt. Tuần báo Việt Mercury số kế tiếp, số ra ngày 5 tháng 10 năm 2001, có đăng lại một mẩu tin ngắn - trích từ báo Thanh Niên, xuất bản tại Sàig̣n - về cái chết của cụ Bùi Thị Bi, 73 tuổi. Cụ Bi chết đuối v́ cố cứu một bé trai hàng xóm. Nhân loại (đă) mỏi mệt và (đang) bận rộn. Những người Việt ở Hoa Kỳ (và những nơi xa xôi khác) cũng vậy. Mấy trăm ngàn căn nhà trôi theo ḍng nước, và vài trăm đứa bé thơ bị cuốn theo không khiến ai phải bận ḷng. "Xa mặt cách ḷng" là lẽ thường t́nh. Tôi cũng tin rằng (hai) ban đại diện của (một) cộng đồng người Việt Bắc Cali có đủ lư do (chính đáng) để "bán anh em xa mua láng giềng gần"; dù vậy, khi ngồi viết những ḍng chữ này sao vẫn cứ thấy có một điều ǵ đó nặng ḷng. Nhà đương cuộc Hà Nội dành "độc quyền" chống tham nhũng và "chống" hay cứu lụt chỉ v́ họ sợ. Họ sợ nguời dân thấy rơ sự bất lực của một chế độ ruỗng mục thối nát. Họ sợ mọi phương cách liên kết tương trợ của dân chúng. Họ sợ mọi h́nh thức "xă hội công dân" (civil society) h́nh thành và phát triển ở Việt Nam. Đó là lư do tại sao họ đă phải dùng đến những phương tiện hạ cấp nhất, và vô vọng nhất (cỡ như cái thứ gọi là báo Nhân Dân) để cố giảm bớt uy thế của một vị cao tăng như Ḥa Thượng Thượng Quảng Độ. Họ cũng sẵn sàng đàn áp những người đang thành lập Hội Chống Tham Nhũng ở Việt Nam v́ bịt miệng những nhân vật này dễ hơn là trả lời cho họ những câu hỏi sau đây: "Tại sao tiền thuế của người dân bị ăn cắp v́ nạn tham nhũng mà họ lại không có quyền tham dự vào việc chống lại? Tại sao kẻ cắp lại dành quyền đi bắt... trộm? Tại sao kêu gọi toàn dân "chống Mỹ, chống ngụy" nhưng khi "chống tham nhũng" th́ Đảng lại muốn... "làm chui" Tại sao thiên tai lụt lội là tai họa chung cho cả nước mà chỉ có Đảng mới được quyền nhận và phân phối phẩm vật cứu trợ?" Những yếu điểm này của Hà Nội phải được khai thác triệt để, trường kỳ và liên lỉ. Chúng ta không có quyền xao nhăng chuyện cứu giúp đồng bào ḿnh trong cơn bỉ cực. Chúng ta cũng không bỏ lỡ bất cứ một cơ hội nào để cho mọi người thấy rơ sự bất hảo, bất lực, bất nhân và bất trí của chế độ toàn trị hiện hành. Công đoàn Solidarnosc sở dĩ lớn mạnh và đấu tranh thắng lợi là nhờ sự trợ giúp của giáo hội công giáo Ba Lan, và một trong những lư do khiến cho các phong trào đấu tranh Tiệp Khắc ở trong nước - đặc biết l2 nhóm Hiến Chương 77 - hoàn thành được cuộc "cách mạng nhung" là sự yểm trợ tích cực của các tổ chức Tiệp Khắc lưu vong. Như vậy, giúp đỡ cho xă hội công dân vừa chớm nở tại Việt Nam để nó chóng lớn mạnh là bổn phận đương nhiên của các ổ chức dân chủ trong và ngoài nước cũng như của tất cả những người Việt yêu nước. Không những là bổn phận mà c̣n là nhu cầu tất yếu: xă hội công dân cần có sự giúp đỡ từ bên ngoài để có đủ khả năng để đương đầu với nhà nước và ngược lại, các tổ chức và những người yêu tự do dân chủ cũng phải cần đến xă hội công dân mới đấu tranh thắng lợi.(Nguyễn Phúc, "Tin Vui: Một Xă Hội Công Dân Đă Bắt Đầu H́nh Thành Tại Việt Nam"). Ở quê nhà, có hàng ngàn nhân sĩ và tu sĩ (của mọi tôn giáo) sẵn sàng xả thân để khởi đầu hay nuôi dưỡng xă hội công dân trong mọi lănh vực. Cứu lụt là một trong những phương thức giúp cho ư thức công dân có cơ hội lan rộng và trưởng thành. Họ cần tiền để làm việc đó. Và đó là việc trong tầm tay. Tại sao chúng ta không làm (hoặc không làm nữa)? Chúng ta "thôi" là người tị nạn từ lúc nào vậy cà? Tưởng Năng Tiến [ Next Thread | Previous Thread | Next Message | Previous Message ] |
Forum timezone: GMT-8 VF Version: 3.00b, ConfDB: Before posting please read our privacy policy. VoyForums(tm) is a Free Service from Voyager Info-Systems. Copyright © 1998-2019 Voyager Info-Systems. All Rights Reserved. |